TỔNG QUAN

Tình trạng đau cơ thường xảy ra khi cơ bị co liên tục, những hành động lặp đi lặp lại trong công việc hay thói quen có thể gây ra tình trạng đau cơ này.
Đây là tình trạng các nhóm cơ trong cơ thể căng buốt hoặc co rút, gây nên triệu chứng đau. Theo đó, cơ bắp bao gồm dây chằng, gân, các mô mềm liên kết giữa cơ, xương cùng các cơ quan và nằm ở hầu hết mọi nơi trong cơ thể.

TRIỆU CHỨNG

Bởi vì có mô cơ bắp ở hầu hết các bộ phận của cơ thể, loại đau này có thể được cảm nhận ở bất cứ đâu như đau cơ cổ, đau cơ vai, đau nhức cơ bắp chân, đau nhức bắp chân, đau nhức 2 bắp chân, đau nhức ở khuỷu tay, đau nhức xương khớp chân,… Thậm chí, các cơn đau có thể xảy ra cùng lúc.

NGUYÊN NHÂN

Đau cơ có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó các nguyên nhân phổ biến thường gặp là:
1.Đau cơ do hoạt động thể chất
Tình trạng đau cơ sau khi tập thể dục, chơi thể thao hay thậm chí khi làm việc nhà là điều thường gặp với mọi đối tượng. Đau cơ sau những hoạt động thể chất hàng ngày có thể do những nguyên nhân sau:

Vận động lại sau một khoảng thời gian ít vận động
Đột nhiên tăng mức độ và cường độ tập thể dục lên hoặc tăng thời gian tập luyện của bạn
Thực hiện các bài tập mới gây kéo giãn cơ bắp như đi bộ xuống dốc hay cuốn tạ tập cơ tayNhững thay đổi trong thói quen vận động có thể dẫn đến những tổn thương trong các sợi cơ và mô liên kết. Thông thường sau khoảng 1 ngày tập luyện bạn sẽ bắt đầu cảm thấy đau nhức, thông thường là đau cơ vai, đau nhức 2 bắp chân, đau nhức cơ bắp tay. 
Các cơn đau cơ sẽ giảm bớt dần dần mỗi ngày và khi cơ bắp trở nên quen dần với cường độ tập luyện này sẽ trở nên khỏe mạnh hơn. Lúc đó, bạn sẽ không còn cảm thấy đau nhức cơ cơ bắp nhiều như lúc đầu.
2.Đau cơ do bệnh lý
Đau cơ cũng có thể là biểu hiện của một số bệnh lý như bệnh lý tự miễn, viêm bì cơ, viêm đa cơ,…
Khi tình trạng đau cơ kéo dài, cơn đau không kiểm soát được hoặc đau cơ kèm các tình trạng bất thường khác, nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán.
3.Đau cơ do tác dụng không mong muốn của thuốc
Các thuốc thuộc nhóm statin, thuốc ức chế men chuyển hay thuốc chứa cocain có thể gây nhức cơ, mệt mỏi trong quá trình sử dụng. Trong trường hợp này cần đến gặp bác sĩ để có sự giải quyết đúng đắn và kịp thời.

MÁCH BẠN MẸO NHỎ GIẢM ĐAU ĐẦU NGAY TẠI NHÀ

1.Nghỉ ngơi là cách giảm đau cơ đơn giản và hiệu quả nhất tại nhà. Bên cạnh nghỉ ngơi, có thể kết hợp với một số hoạt động xoa bóp cơ nhẹ nhàng giúp phục hồi tích cực. Thông thường tình trạng đau nhức cơ bắp sau khi vận động mạng sẽ hồi phục trong vòng 5 – 7 ngày.


2.Chườm lạnh là phương pháp giảm đau nhức cơ bắp có hiệu quả sau khi tập luyện, hãy xoa bóp tại chỗ trong vòng 20 phút và thực hiện nhiều lần trong ngày. Bạn nên sử dụng nước đá từ 1 đến 3 ngày sau khi bị căng cơ hoặc bong gân và chườm nóng cho bất kỳ cơn đau nào còn lại sau 3 ngày.

3.Nhẹ nhàng kéo căng cơ, thực hiện các động tác giãn cơ trước và sau khi tập luyện hoặc khi bị đau.

 

4.Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn chứa hoạt chất Paracetamol hoặc Paracetamol + Ibuprofen. Travicol, Travicol PA là các gợi ý cho sự lựa chọn của bạn, đây là sản phẩm giảm đau Thương hiệu quốc gia được nhiều người tin dùng.