TỔNG QUAN

Theo các nghiên cứu dịch tễ học lâm sàng, đau đầu là một triệu chứng có tỉ lệ mắc rất cao. Đặc biệt tại Mỹ và châu Âu, đây là một trong các triệu chứng phổ biến nhất mà bệnh nhân tìm kiếm sự chăm sóc y tế. Ước tính cứ 10 người thì có 7 người bị đau đầu ít nhất một lần mỗi năm

Đau đầu là triệu chứng thứ phát, là biểu hiện của rất nhiều bệnh lý liên quan đến thần kinh nói chung, mỗi cơn đau đầu sẽ có các mức độ đau riêng: đau âm ỉ, đau dồn dập, đau nhói, đau từng cơn, đau châm chích. Cơn đau có thể kéo dài trong vài phút đến vài giờ, đôi khi có thể đến vài ngày..

TRIỆU CHỨNG

Đau đầu là cảm giác đau ở bất kỳ vị trí nào ở phần đầu, có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên đầu bao gồm cả da đầu, mặt (bao gồm cả khu vực quanh mắt – thái dương) và bên trong đầu. Cơn đau có thể xuất hiện ở một vị trí xác định, có hoặc không kèm theo sự phát tán cơn đau ra khắp đầu.

NGUYÊN NHÂN

1. Đau đầu nguyên phát
Đau không do nguyên nhân hoặc bệnh đặc hiệu nào cả. Tình trạng này chiếm tỉ lệ khá lớn. Các chứng đau đầu nguyên phát có thể kể đến như là:
– Đau đầu căng thẳng
– Đau nửa đầu Migrane
2. Đau đầu thứ phát
Đau đầu là triệu chứng thứ phát do một tình trạng hoặc bệnh lý nào đó gây ra:
– Bệnh lý ngoài sọ
– Bệnh lý nội sọ
– Rối loạn hệ thống
– Do thuốc và chất độc

MÁCH BẠN MẸO NHỎ GIẢM ĐAU ĐẦU NGAY TẠI NHÀ

1. Ngủ đủ giấc. Nếu nhức đầu do thiếu ngủ thì biện pháp này rất hiệu quả giúp hết đau.


2. Thư giãn, nghỉ ngơi, trách các tác nhân gây căng thẳng mệt mỏi. Biện pháp này giúp làm giảm cơn đau nhức ở vùng đầu do căng thẳng.

3. Sử dụng thuốc giảm đau chứa hoạt chất Paracetamol. Đây là sự lựa chọn cho việc điều trị đau đầu nhanh chóng và hiệu quả. Travicol là một gợi ý cho sự lựa chọn của bạn, đây là sản phẩm giảm đau Thương hiệu quốc gia được nhiều người tin dùng.

4. Bấm huyệt: Có 5 huyệt trên cơ thể mà khi xoa hoặc ấn vào, bạn sẽ giảm nhức đầu. Bao gồm:

(1) Huyệt Hợp cốc: nằm giữa ngón cái và ngón trỏ

(2) Huyệt Toàn trúc: nằm ở hai bên đầu của sống mũi, ngay phía dưới mép đầu chân mày

(3) Huyệt Thiên trụ: nằm ở dưới hộp sọ phía sau gáy

(4) Huyệt Ấn đường: nằm giữa hai chân mày

(5) Huyệt Bách hội: huyệt nằm ngay trên điểm lõm ở phần đỉnh đầu; đây là giao điểm giữa đường nối hai đỉnh vành tai với đường dọc cơ thể