TRAVICOL PA
Giảm đau từ nhẹ đến trung bình, bao gồm: đau cổ, đau vai, đau lưng, căng cơ bắp tay hoặc bắp chân, cứng cơ cổ, viêm khớp, thấp khớp, viêm bao hoạt dịch, bong gân, viêm gân.
Giảm đau, nhức đầu trong cảm cúm, cảm lạnh, thay đổi thời tiết, đau bụng kinh, nhức răng, đau sau nhổ răng và tiểu phẫu
Thông tin sản phẩm
THÀNH PHẦN CÔNG THỨC THUỐC
Thành phần hoạt chất:
– Paracetamol………………………………………………….325mg
– Ibuprofen……………………………………………………….200mg
Thành phần tá dược: tinh bột mì, Lactose, Aerosil 200, PVP, DST, Talc, Acid stearic, HPMC, PEG 6000, Titan oxid, màu xanh patent, màu đỏ Alura …..vừa đủ 1 viên
DẠNG BÀO CHẾ: Viên bao phim màu xanh đồng nhất, một mặt trơn, một mặt có dấu vạch ngang.
CHỈ ĐỊNH:
– Giảm các cơn đau cơ xương nhẹ đến trung bình như đau cổ, đau vai, đau lưng, căng cơ bắp tay hoặc bắp chân, cứng cơ cổ, viêm khớp, thấp khớp, viêm bao hoạt dịch, bong gân, viêm gân.
– Giảm nhức đầu vì căng thẳng tinh thần, đau bụng kinh, nhức răng, đau sau nhổ răng và tiểu phẫu.
CÁCH DÙNG, LIỀU DÙNG
* Cách dùng: Dùng đường uống.
* Liều dùng: Dùng cho người lớn.
– Bệnh cấp tính: uống 1-2 viên/lần, 3 lần/ngày, hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ.
– Bệnh mạn tính: uống 1 viên/lần, 3 lần/ngày, hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
– Người bệnh bị dị ứng với paracetamol, ibuprofen hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.
– Người bệnh thiếu hụt glucose-6-phosphat dehydrogenase.
– Loét dạ dày tá tràng tiến triển.
– Quá mẫn với aspirin hay với các thuốc chống viêm không steroid khác (hen, viêm mũi, nổi mày đay sau khi dùng aspirin).
– Người bệnh bị hen hay bị co thắt phế quản, rối loạn chảy máu, bệnh tim mạch, tiền sử loét dạ dày tá tràng, suy gan hoặc suy thận (lưu lượng lọc cầu thận dưới 30ml/phút).
– Người bệnh đang được điều trị bằng thuốc chống đông coumarin.
– Người bệnh bị suy tim sung huyết, bị giảm khối lượng tuần hoàn do thuốc lợi niệu hoặc bị suy thận (tăng nguy cơ rối loạn chức năng thận).
– Người bệnh bị bệnh tạo keo (có nguy cơ bị viêm màng não vô khuẩn. Cần chú ý là tất cả các người bệnh bị viêm màng não vô khuẩn đều đã có tiền sử mắc một bệnh tự miễn).
– Ba tháng cuối của thai kỳ.
CẢNH BÁO VÀ THẬN TRỌNG KHI DÙNG THUỐC
*Paracetamol
Bác sĩ cần cảnh báo bệnh nhân về các dấu hiệu của phản ứng trên da nghiêm trọng như hội chứng Steven-Jonhson (SJS), hội chứng hoại tử da nhiễm độc (TEN) hay hội chứng Lyell, hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP).
*Ibuprofen
Nguy cơ huyết khối tim mạch: Các thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs), không phải aspirin, dùng đường toàn thân, có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện biến cố huyết khối tim mạch, bao gồm cả nhồi máu cơ tim và đột quỵ, có thể dẫn đến tử vong. Nguy cơ này có thể xuất hiện sớm trong vài tuần đầu dùng thuốc và có thể tăng lên theo thời gian dùng thuốc. Nguy cơ huyết khối tim mạch được ghi nhận chủ yếu ở liều cao.
Bác sĩ cần đánh giá định kỳ sự xuất hiện của các biến cố tim mạch, ngay cả khi bệnh nhân không có các triệu chứng tim mạch trước đó. Bệnh nhân cần được cảnh báo về các triệu chứng của biến cố tim mạch nghiêm trọng và cần thăm khám bác sĩ ngay khi xuất hiện các triệu chứng này.
Để giảm thiểu nguy cơ xuất hiện biến cố bất lợi, cần sử dụng TRAVICOL PA ở liều hàng ngày thấp nhất có hiệu quả trong thời gian ngắn nhất có thể.
– Nếu xuất hiện triệu chứng bất thường về gan, hãy ngưng dùng thuốc và hỏi ý kiến bác sĩ.
– Nguy cơ bị cơn đau tim hoặc đột quỵ có thể tăng lên nếu dùng thuốc nhiều hơn hoặc trong thời gian dài hơn so với liều được đề nghị.
– Nếu bệnh nhân quên dùng 1 liều, hãy dùng liều tiếp theo nếu vẫn còn cần để giảm đau và/hoặc sốt hoặc giảm viêm và tiếp tục dùng liều kế tiếp trong mỗi 6 giờ sau đó. Không được dùng gấp đôi liều.
* Hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng nếu bệnh nhân:
– Đang có vấn đề hoặc bị tác dụng phụ nghiêm trọng do dùng thuốc giảm đau hoặc giảm sốt;
– Đang dùng một loại thuốc khác;
– Đang được bác sĩ theo dõi về một bệnh lý nghiêm trọng.
– Những cảnh báo về xuất huyết dạ dày đúng với tình trạng của bệnh nhân;
– Bệnh nhân đã từng có vấn đề ở dạ dày, như là ợ nóng;
– Bệnh nhân bị cao huyết áp, bệnh tim, xơ gan, hay bệnh thận;
– Bệnh nhân đang dùng thuốc lợi tiểu;
– Bệnh nhân đang dùng warfarin.
* Hãy ngưng dùng thuốc và hỏi ý kiến bác sĩ nếu:
– Bệnh nhân có bất kỳ triệu chứng nào của xuất huyết dạ dày sau đây: mệt lã; nôn ra máu; đi cầu phân đen hoặc phân có máu; triệu chứng đau dạ dày không thuyên giảm;
– Đau nhiều hơn hoặc đau kéo dài quá 10 ngày;
– Sốt cao hơn hoặc sốt kéo dài quá 3 ngày;
– Đỏ hoặc sưng ở vùng bị đau;
– Xuất hiện triệu chứng mới.
*Cảnh báo tá dược: có sử dụng tá dược lactose, bệnh nhân có các vấn đề di truyền hiếm gặp như không dung nạp galactose, fructose, kém hấp thu glucose – galactose, thiếu enzym lactase, sucrase-isomaltase thì không nên dùng; Tá dược tinh bột mì có thể chứa một lượng nhỏ gluten, trong trường hợp dị ứng hoặc không dung nạp gluten thì không nên dùng.
SỬ DỤNG THUỐC CHO PHỤ NỮ CÓ THAI VÀ CHO CON BÚ
Nếu bệnh nhân đang mang thai hoặc cho con bú, hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng. Đặc biệt không được dùng ibuprofen trong ba tháng cuối của thai kỳ nếu không có sự hướng dẫn của bác sĩ.
ẢNH HƯỞNG CỦA THUỐC LÊN KHẢ NĂNG LÁI XE, VẬN HÀNH MÁY MÓC.
Không dùng cho người đang lái xe và vận hành máy móc
TƯƠNG TÁC, TƯƠNG KỴ CỦA THUỐC
– Paracetamol làm tăng tác dụng chống đông của warfarin.
– Các thuốc kích thích các men chịu trách nhiệm kích hoạt chuyển hóa của paracetamol như là các thuốc điều trị co giật có thể làm tăng tác dụng có hại trên gan.
– Aspirin làm giảm lượng ibuprofen trong máu, trong khi phenylbutazon, indomethacin, salicylat… làm tăng nguy cơ xuất huyết dạ dày ruột ở bệnh nhân dùng ibuprofen.
– Ibuprofen làm tăng lượng lithium trong máu có thể do làm giảm bài tiết lithium.
– Ibuprofen có thể làm giảm cấp tính chức năng thận và làm giảm đáp ứng của huyết áp đối với thuốc ức chế men chuyển.
– Ibuprofen có thể làm giảm hiệu quả của thuốc lợi tiểu như furosemid và thiazid.
– Khi dùng chung với thuốc chống đông, hoặc thuốc làm tan huyết khối, ibuprofen có thể gây xuất huyết dạ dày ruột.
TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN CỦA THUỐC
– Paracetamol: ít có tác dụng phụ khi được dùng với liều và thời gian đề nghị. Các tác dụng không mong muốn thường gặp như: phát ban ở da và rối loạn dạ dày ruột nhẹ đã được báo cáo.
* Ít gặp: ban da, buồn nôn, nôn, loạn tạo máu (giảm bạch cầu trung tính, giảm toàn thể huyết cầu, giảm bạch cầu), thiếu máu, bệnh thận, độc tính thận khi lạm dụng dài ngày.
* Hiếm gặp: phản ứng quá mẫn.
– Ibuprofen:
* Thường gặp: sốt, mỏi mệt; chướng bụng, buồn nôn, nôn; nhức đầu, chóng mặt, bồn chồn; mẩn ngứa, ngoại ban.
* Ít gặp: dị ứng, viêm mũi, nổi mày đay; đau bụng, loét dạ dày, chảy máu dạ dày-ruột; lơ mơ, mất ngủ, ù tai; rối loạn thị giác; giảm thính lực; thời gian chảy máu kéo dài.
* Hiếm gặp: phù, hội chứng Stevens-Johnson, rụng tóc; trầm cảm, nhìn mờ; giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, tăng bạch cầu ưa eosin, thiếu máu; chức năng gan bất thường, nhiễm độc gan; viêm bàng quang, đái ra máu, suy thận cấp, viêm thận kẽ, hội chứng thận hư.
* Nguy cơ huyết khối tim mạch (Xem thêm phần Cảnh báo và thận trọng)
Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
QUÁ LIỀU VÀ CÁCH XỬ TRÍ
* Quá liều paracetamol: thường có 4 giai đoạn với các dấu hiệu và triệu chứng sau:
– Rối loạn ăn uống, buồn nôn, nôn, khó chịu và ra mồ hôi nhiều.
– Đau hoặc sờ vào thấy đau ở vùng bụng trên bên phải; gan lớn biểu hiện bằng cảm giác đầy bụng, tăng men gan và bilirubin trong máu, thời gian prothrombin kéo dài và đôi lúc có giảm lượng nước tiểu.
– Triệu chứng rối loạn ăn uống, buồn nôn, nôn, khó chịu tái phát, dấu hiệu suy gan và có thể bị suy thận.
– Hồi phục hoặc tiến triển đến suy gan hoàn toàn gây tử vong.
* Quá liều ibuprofen: Triệu chứng thường gặp nhất gồm đau bụng, buồn nôn, nôn, mệt mỏi, lơ mơ. Các triệu chứng khác là nhức đầu, ù tai, ức chế hệ thần kinh trung ương, co giật. Nhiễm toan chuyển hóa, hôn mê, suy thận cấp, ngưng thở hiếm khi xảy ra.
Nếu bệnh nhân đã dùng thuốc quá liều đề nghị, hãy hỏi ý kiến bác sĩ ngay lập tức.
* Điều trị: súc rửa dạ dày. N-acetylcystein là thuốc giải độc hiệu quả nếu được bắt đầu trong vòng 10-12 giờ sau khi uống quá liều; tuy nhiên N-acetylcystein vẫn có tác dụng nếu được điều trị trong vòng 24 giờ.
QUY CÁCH ĐÓNG GÓI: Ép vỉ nhôm – PVC . Vỉ 10 viên – hộp 10 vỉ, chai 100 viên, chai 200 viên.
ĐIỀU KIỆN BẢO QUẢN, HẠN DÙNG, TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG CỦA THUỐC
Để xa tầm tay trẻ em
Bảo quản nơi khô, nhiệt độ không quá 300C, tránh ánh sáng
HẠN DÙNG CỦA THUỐC: 36 tháng kể từ ngày sản xuất
TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG: TCCS