Livestream: Giúp bạn gỡ rối khi chọn thuốc giảm đau, hạ sốt do nhiều nguyên nhân

PGS.TS.BS Lâm Huyền Trân – một chuyên gia với gần 30 năm kinh nghiệm sẽ gỡ rối cùng bạn trong chương trình giúp lựa chọn thuốc giảm đau, hạ sốt hiệu quả và an toàn, phát sóng vào 20 giờ, ngày 18/5/2022 trên các nền tảng của AloBacsi.com và Fanpage VNExpress.net 

Trong đại dịch COVID-19, nhóm thuốc giảm đau – hạ sốt được tìm mua rất nhiều và gần đây vấn đề này chưa hạ nhiệt vì sởi, sốt xuất huyết vào mùa sớm hơn mọi năm và số ca nhiều.

Điển hình, tại TPHCM, trong khi số ca tay chân miệng tăng gấp 4 lần so với tháng trước thì ngành Y tế thành phố cũng dự đoán dịch sốt xuất huyết năm nay sẽ diễn biến phức tạp. Thậm chí đã ghi nhận trường hợp tử vong do sốt xuất huyết, bao gồm cả trẻ em và người lớn. Trong các trường hợp mắc bệnh tay chân miệng được ghi nhận cho đến thời điểm này thì có đến 95% các trẻ ở độ tuổi 1-5 tuổi.

Riêng đối với sởi, gần đây Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã cảnh báo, số ca nhiễm tăng khoảng 80% trong một năm trong khi tỷ lệ tiêm vắc xin phòng bệnh giảm. Theo con số thống kê, cứ 500 trẻ mắc bệnh sởi thì có một trẻ tử vong. Ở nhóm chưa tiêm chủng, cứ 5 trẻ nhiễm virus thì một em nhập viện. Theo các chuyên gia, trẻ dưới 5 tuổi, người trên 20 tuổi và phụ nữ mang thai bị suy yếu miễn dịch dễ chuyển nặng và tử vong sau khi mắc sởi.

Điều đáng lo, các triệu chứng của những căn bệnh này đều có đặc điểm chung đó là khởi phát từ các cơn sốt, tình trạng này dễ gây nhầm lẫn với nhiều căn bệnh khác nhau. Trong khi đó, trường hợp đã chẩn đoán được bệnh, việc theo dõi và cắt cơn sốt cũng rất quan trọng, để tránh cơn co giật, mệt mỏi, kiệt sức.

Bên cạnh các bệnh truyền nhiễm có xu hướng gia tăng thì yếu tố thời tiết thay đổi, mưa nắng thất thường khiến nhiều tình trạng đau đầu, đau xương khớp đua nhau ập đến. Đó là chưa kể, các tình trạng thường gặp khác đau bụng khi đến chu kỳ kinh nguyệt, đau răng… đi kèm. Những cơn đau từ nhẹ, vừa, ê ẩm đến dữ dội nếu không được chấm dứt kịp thời sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống, giảm năng suất làm việc, học tập.

Nhưng ngặt là, thị trường có rất nhiều loại thuốc giảm đau hạ sốt khiến người mua lúng túng không biết nên chọn loại nào. Rất nhiều thắc mắc được đặt ra:

– Ở các dạng bào chế khác nhau, thuốc giảm đau, hạ sốt khác nhau ra sao?
– Muốn nhanh hạ sốt, nên chọn thế nào?
– Thuốc giảm đau hạ sốt kết hợp từ các thành phần: Paracetamol  với Ibuprofen hay Dextromethorphan, Loratadin, Cafein dùng cho những trường hợp nào?


Tất cả những thắc mắc này sẽ được PGS.TS.BS Lâm Huyền Trân – Trưởng khoa Liên chuyên khoa Tai Mũi Họng – Bệnh viện Nguyễn Tri Phương giải đáp trong chương trình với chủ đề “Giúp bạn gỡ rối khi chọn thuốc giảm đau, hạ sốt do nhiều nguyên nhân”.

Chương trình sẽ được phát sóng vào 20 giờ, ngày 18/5/2022 trên các kênh của AloBacsi và Fanpage VNExpress.net. Mời quý khán giả đón xem và đặt câu hỏi cho chuyên gia trên các kênh Fanpage AloBacsi – Hỏi bác sĩ trả lờiYoutubeWebsite AloBacsi.com và Fanpage VNExpress.net vào khung giờ trên